HAY - Phương pháp đo lường giá trị công việc làm cơ sở xây dựng bảng lương theo vị trí công việc

Phương pháp HAY là gì?

HAY Method được phát triển bởi tập đoàn Hay- giờ là Korn Ferry, một công ty tư vấn quản lý có trụ sở tại Los Angeles, California. Tập đoàn Hay được thành lập năm 1943 tại Philadelphia, PA , bởi Edward N Hay, sau đó chuyển nhượng cho Korn Ferry – công ty tư vấn quản lý quốc tế, tính đến năm 2018, hoạt động tại 106 văn phòng tại 52 quốc gia và sử dụng 7.643 người trên toàn thế giới.

Phương pháp đo lường giá trị công việc – HAY Method

HAY Method là một phương pháp chấm điểm lượng hóa các công việc (cho điểm các yếu tố) được phát triển bởi Edward N. Hay trong những năm 1940. Hiện  nay phương pháp này đã được áp dụng bởi trên 10.000 tổ chức ở 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Các yếu tố Hay Method: 

Các yếu tố Hay Method được dùng để đo lường giá trị công việc được xem là có tính logic và phản ánh tương đối đầy đủ giá trị công việc, từ đó cho thấy khả năng của người thực hiện. Bao gồm:

Nhóm 1: Know – How –Yêu cầu về năng lực, kiến thức

Định nghĩa: Là tổng hợp các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà công việc yêu cầu người thực hiện công việc cần có, gồm 3 yếu tố:

–  Năng lực chuyên môn – “Depth and Breadth of know how” 

–  Kỹ năng quản lý – ”Managerial know how”

–  Kỹ năng giao tiếp – “Human Relation Skill”

Nhóm 2: Problem Solving – Xử lý/Giải quyết công việc

Định nghĩa: Là một quá trình tư duy để xử lý công việc gồm nhận biết, xác định và giải quyết vấn đề. Khả năng tư duy giải quyết vấn đề được giới hạn bởi những kiến thức, hiểu biết của người xử lý. Gồm 2 yếu tố:

–  Điều kiện giải quyết công việc – “Thinking Environment”

–  Mức độ phức tạp công việc – “Thinking Challenge”

Nhóm 3: Accountability – Trách nhiệm ra quyết định 

Định nghĩa: Đo lường mức độ người thực hiện công việc phải chịu trách nhiệm về kết quả và tầm quan trọng/ảnh hưởng của kết quả này đối với tổ chức. Gồm 3 khía cạnh, yếu tố cần xem xét khi đánh giá:

–  Mức độ độc lập ra quyết định – “Freedom to act”

–  Tính chất ảnh hưởng – “Impact”

–  Mức độ ảnh hưởng – “Magnitude”

Nhóm 4: Working Condition – Điều kiện làm việc

Bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường làm việc, được đo lường dựa trên các đặc điểm về cường độ, khoảng thời gian và tần suất . Gồm 4 yếu tố:

–  Nỗ lực thể chất – “Physical Effort”

–  Môi trường làm việc – “Physical Environment”

–  Tập trung giác quan – “Sensory Attention”

–  Căng thẳng thần kinh – “Mental Stress”

Bảng điểm của HAY Method

Được thiết kế dưới dạng ma trận có tính logic và có mối quan hệ với nhau, có tính cố định nhưng lại rất linh hoạt, áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức. Theo đó:

–  Bảng điểm KH (Know – How)  là sự kết hợp của 3 yếu tố  (đã đề cập ở  trên) để chọn ra được ô giá trị KH chứa 3 cấp bậc giá trị:

–  Bảng điểm PS (Problem Solving) là sự kết hợp của 2 yếu tố để chọn ra được ô giá trị PS chứa 2 cấp bậc giá trị phần trăm (Điểm của PS được tính trên phần trăm điểm KH)

–  Bảng điểm AC (Accountability) là sự kết hợp của 3 yếu tố để chọn ra ô giá trị AC chứa 3 cấp bậc giá trị.

–  Bảng điểm WC (Working Condition)bao gồm các khung điểm của 4 yếu tố thuộc nhóm WC.

–  Tổng điểm giá trị công việc sẽ là tổng điểm của 3 hoặc 4 nhóm yếu tố Quá  trình đánh giá, lựa chọn ô giá trị, cho điểm bị ràng buộc bởi trên 15 nguyên tắc và các bước kiểm soát tính hợp lý giữa các yếu tố và các nhóm yếu tố.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể áp dụng HAY method

– Các chức danh công việc trong doanh nghiệp phải được tiêu chuẩn hóa.

–  Mô tả công việc hết sức rõ ràng về  trách nhiệm – mục đích công việc – quyền về quản lý con người, tài chính.

–  Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực công việc đã được xác định.

–  Rõ ràng về các mối quan hệ  trong và ngoài tổ chức và tính chất của các quan hệ ấy.

–  Các quy định, quy trình và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đã được xác định rõ ràng.

–  Phân quyền và chịu trách nhiệm cá nhân là hết sức rõ ý và triệt để.

Vận dụng phương pháp đo lường giá trị công việc của Hay, công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ Phát triển Nhân Lực Việt (HRV) đã triển khai nhiều dự án tư vấn lương cho các công ty: Xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, hệ thống trả lương 3Ps,… Trong đó, HRV đã vận dụng phương pháp đo lường Hay để đánh giá giá trị công việc để xây dựng bảng lương theo vị trí công việc. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này có nhiều sự cải tiến phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam và đặc điểm công việc, đặc điểm các doanh nghiệp ở Việt Nam. Do đó, để phù hợp với đặc điểm công việc của các doanh nghiệp mà HRV tư vấn như PV OIL Hà Nội, PV OIL Vũng Áng, CICT, ACC, SCK, VEAM, OSP,… HRV đã tiến hành khảo sát nắm đặc điểm công việc và trao đổi với lãnh đạo công ty để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc phù hợp, trên cơ sở đó tiến hành đánh giá giá trị công việc, lượng hóa bằng điểm và tiến hành xây dựng bảng lương theo giá trị công việc đã được đánh giá bằng điểm (và có tham khảo mức lương trên thị trường). Kết quả, các dự án thành công, được chuyển giao và vận hành rất hiệu quả.

Bài viết liên quan

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI CỦA DAVE ULRICH: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ_ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆN ĐẠI CỦA DAVE ULRICH: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ_ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Khi nghiên cứu về quản trị nhân lực, thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn doanh nghiệp về quản...
ỨNG DỤNG GAMIFICATION TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

ỨNG DỤNG GAMIFICATION TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Gamification (Trò chơi hóa) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh...
CÁCH THỨC XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC KẾT HỢP TRÊN NỀN TẢNG BSC & KPI CÓ SẴN TRONG DOANH NGHIỆP

CÁCH THỨC XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC KẾT HỢP TRÊN NỀN TẢNG BSC & KPI CÓ SẴN TRONG DOANH NGHIỆP

Bài viết tổng hợp những góc nhìn của doanh nghiệp muốn xây dựng khung năng lực dựa vào...
XÂY DỰNG BSC, KPIs VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRẢ LƯƠNG 3Ps

XÂY DỰNG BSC, KPIs VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRẢ LƯƠNG 3Ps

Để trả lương hiệu quả thì trước hết cần đánh giá được hiệu quả làm việc, đo lường được mức độ...